Tụ Huyết Trùng Gà – Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Trong quá trình nuôi gà thì không thể tránh khỏi những bệnh ở gà. Một trong số những bệnh nghiêm trọng ở gà có thể làm tỷ lệ chết trong đàn gà 80-90%. Đó là bệnh tụ huyết trùng gà. Để tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng chữa, triệu chứng thì anh em nên xem bài viết dưới đây của Thomobet. Trong bài sẽ là những thông tin cụ thể, chính xác về bệnh tụ huyết trùng ở gà.

>> Xem thêm:
– Các loại thuốc trị tiêu chảy cho gà điều trị dứt điểm bệnh tức thời
– Gà bị sổ mũi khò khè cho uống thuốc gì?

Tụ Huyết Trùng Gà Là Gì?

Tụ huyết trùng gà là một căn bệnh ở gà mà dường như anh em nào cũng lo lắng. Tụ trùng huyết gà là một căn bệnh truyền nhiễm do vi khuyển bệnh gây nên. Bệnh được Bollinger phát hiện lần đầu tiên trên bò năm 1878 ở Munich (Đức). Những năm tiếp theo bệnh được phát hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới. Xuất hiện trên nhiều loài gia súc, gia cầm. Vì là một bệnh truyền nhiễm nên tốc độ lây lan của nó rất nhanh. Nếu đàn gà mắc phải bệnh tụ trùng huyết gà thì có thể gây chết đến 80-90%.

Tụ Huyết Trùng Gà Là Gì?

 Bệnh này thường xảy ra ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Vào những ngày giao mùa thì tụ huyết trùng gà sẽ phát triển hơn so với các mùa khác. Độ tuổi có thể tự phát bệnh tụ huyết trùng gà đó là từ 3 tuần tuổi trở lên. Nhưng tỷ lệ phát bệnh thấp, lẻ tẻ. Nếu do bị lây lan từ bên ngoài vào thì mức độ nghiêm trọng nhiều hơn rất nhiều. Khi ấy mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh.

Các con không riêng gì gà trong loài gia cầm đều có thể mắc bệnh này. Tuy nhiên, các loài gà, vịt thường xuyên nhiễm bệnh hơn và tốc độ lây lan của căn bệnh này rất nhanh. Nếu không kiểm soát tốt thì có thể dẫn đến dịch bệnh.

Nguyên Nhân Của Bệnh Tụ Huyết Trùng

Để có thể phòng bệnh tốt thì trước tiên anh em phải hiểu nguyên nhân của bệnh tụ huyết trùng gà là từ đâu.  Như đã nói ở trên thì đây là bệnh xuất phát từ vi khuẩn. Vi khuẩn gây ra bệnh tụ huyết trùng gà có tên là Pasteurella Multocida. Nó thường ở 3 chủng chủ yếu là multocida, septica, gallicida.

Thể viêm phổi ở bò thường gặp tại các nước châu Âu và khu vực Bắc Mỹ. Ở Châu Á và Châu Phi thường ở 2 thể chủ yếu, nhiễm trùng huyết, xuất huyết và viêm phổi ở bò (Frank, 1989).  Bệnh trùng huyết gà là do chúng multocida, hai chúng còn lại thì có tỉ lệ gây bệnh thấp hơn. 

Vi khuẩn Pasteurella Multocida có thể tồn tại ở trong bụi không khí, có trong thức ăn, thức uống của gà. Tụ trùng huyết gà thường phát triển trong những môi trường ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh, trong thức ăn ôi thiu và tỷ lệ phát bệnh nhiều ở gà bị stress.

Triệu Chứng Bệnh Tụ Trùng Huyết Như Thế Nào?

Tụ huyết trùng gà tồn tại ở 3 thể khác nhau. Các triệu chứng bệnh của từng thể như sau.

1 – Thể quá cấp tính

Thể quá cấp tính tụ trùng huyết gà là thể ác tính. Khi gặp thế này thì dường như không thể trở tay kịp vì nó gây chết gà rất nhanh. Gà chỉ có biểu hiện ủ rũ 1-2h và chết. Trước khi chết gà thường có biểu hiện như nhảy xóc lên, chỉ kịp kêu quác và chết. Gà mái đang ấp con thì sẽ nhảy lên ổ và chết tại chỗ.

Khi gà chết vì tụ trùng huyết gà thể quá cấp tính thì có biểu hiện da bầm tím, mào căng mòng, mũi miệng chảy nước nhờn , có thể là máu.

Triệu Chứng Bệnh Tụ Trùng Huyết Như Thế Nào ?

2 – Thể cấp tính

Tụ trùng huyết gà thể cấp tình là thể thường được xảy ra hơn thể ác tính. Thời gian ủ bệnh của thể này thì lâu hơn là diễn ra trong 2-3 ngày. Khi bị bệnh thì gà sẽ sốt cao lên đến 42-43 độ C, gà ủ rũ, bỏ ăn, xõa cánh, hai chân mất sức. Miệng gà sẽ nhỏ dãi nhớt, sủi bọt, khò khè. Mào tích xanh, da tím tái do tụ máu. Trong thời gian giữ giai đoạn bệnh gà sẽ đi ra phân trắng. Sau 2-3 ngày thì gà chết do bị ngạt thở, kiệt sức.

3 – Thể mãn tính

Thể mãn tính của căn bệnh này cũng thường xảy ra. Khi mắc bệnh này gà sẽ không thể lớn, cơ thể ốm yếu, còi cọc, tăng FCR. Những triệu chứng của thể này như là sưng phù nề mào, yếm do tích nước. Hoại tử mãn tính do viêm màng não. Những chỗ hoại tử sẽ không thể khỏi và dần cứng lại, tồn tại suốt đời. Gà sẽ bị tiêu chảy kéo dài, có nhầy, bọt màu vàng. 

Các Cách Phòng Bệnh Tụ Trùng Huyết Gà Hiệu Quả

Cách tốt nhất đối với bệnh này thì anh em nên chủ động phòng bệnh. Đừng để đến khi nó lây nhiễm thì mới tìm cách chữa bệnh. Đối với bệnh này khó có thể chữa khỏi, nếu ở thể ác tính thì chúng ta cũng đành bó tay. Sau đây là 3 lưu ý để phòng bệnh một cách hiệu quả.

1 – Sử dụng vaccine tụ huyết trùng gà

Sử dụng vaccine là cách tối ưu nhất để bạn phòng tránh bệnh này. Vaccine tụ trùng huyết của Việt Nam là vaccine được nghiên cứu ở các ổ dịch Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam. Vì thế khả năng kháng bệnh của vaccine này rất phù hợp với môi trường bệnh ở Việt Nam hơn là những vaccine ở các quốc gia khác. Người nuôi tiến hành tiêm vaccine ở dưới da hoặc bắp thịt của gà. Đối với gà giống thì nên ưu tiên tiêm vaccine nhũ dầu.

Đây là cách an toàn nhất, nên anh em nào chưa tiêm thì hãy tiến hành tiêm vaccin tụ huyết trùng gà ngày cho gà của mình.

2 – Sử dụng thuốc bổ

Ngoài tiêm vaccine tụ huyết trùng cho gà thì anh em cũng nên chủ động bồi bổ giúp tăng cường sức đề kháng của gà bằng thuốc bổ. Khi có sức đề kháng cao thì gà sẽ giảm được đang kể khả năng tự phát bệnh và nhiễm vi khuẩn này. Những thuốc bổ anh em nên dùng cho gà đó là men tiêu hóa, vitamin tiêu hóa và những thuốc kháng sinh dạng trộn vào thức ăn hoặc uống.

3 – Giữ vệ sinh môi trường ở

Mầm bệnh tụ trùng huyết ở gà thường phát triển ở những nơi có môi trường ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống của gà. Vì thế anh em nên chú ý đến vệ sinh chuồng trại, thông thoáng, thức ăn, nước uống sạch sẽ. Nên sử dụng thuốc sát trùng dùng cho chuồng, dụng cụ vệ sinh gà để loại bỏ mầm bệnh. Luôn giữ cho chuồng trại được sạch sẽ thì sẽ tránh được vi khuẩn bệnh này xuất hiện và lây lan.

Cách Chữa Trị Khi Phát Hiện Nhiễm Bệnh

Sâu đây là cách chữa trị khi phát hiện gà mắc phải bệnh tụ trùng huyết gà. 

Bước 1: Vệ sinh nơi ở cho gà

Khi phát hiện gà nhiễm bệnh thì hãy thực hiện sát khuẩn 1-2 lần một tuần cho chuồng gà, môi trường xung quanh chuồng. Nếu có gà đã chết thì cần tiêu hủy và tiến hành lọc gà chưa chết, cách ly để chữa bệnh. Đối với gà chưa nhiễm bệnh thì hãy tích cực bồi bổ vitamin, kháng sinh và cho ăn uống đầy đủ để tránh nhiễm bệnh. 

Bước 2: Dùng thuốc kháng sinh

Anh em nên cho gà dùng kháng sinh để tăng khả năng kháng lại bệnh tụ trùng huyết ở gà. Các loại thuốc kháng sinh nên sử dụng như là: Amoxiciclin, Enrofloxacin, Oxytetracyclin, Streptomycin, Neomycin, Ampicillin. 

Bước 3: Dùng vitamin, men tiêu hóa, giải độc

Anh em nên dùng thêm các loại thuốc bồi bổ để tăng cường sức khỏe cho gà chống lại bệnh như vitamin K, vitamin tổng hợp để tránh xuất huyết. Bên cạnh đó không thể quên men tiêu hóa cho gà có Nacl, KCL, NaHCO3 giúp gà bù nước khi bị tiêu chảy. Thêm vào đó hãy cho gà dùng giải độc gan và phục hồi chức năng của thân. 

Qua những chia sẻ trên thì hy vọng anh em đã mang về cho mình những kiến thức trong việc nuôi gà. Đây là một bệnh khó chữa trị và khả năng hồi phục thấp nên anh em hãy phòng bệnh một cách hiệu quả.