Top 14 vảy gà xấu cần tránh xa khi chọn gà đá

Vảy gà xấu được các sư kê nhìn nhận với quan điểm không mấy thiện cảm. Theo đó, xem vảy là bước quan sát đầu tiên để nhận định đó có phải gà đá hay không? Nếu như vảy gà quý rất được săn đón thì vảy gà xấu thường không được ưu chuộng và cho rằng sẽ không mang lại may mắn. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về 14 loại vảy gà xấu này nhé!

Các loại vảy gà xấu cần biết

1. Vảy gà khai vuông tám bảy

Theo đánh giá của nhiều người thì những con gà chọi sở hữu vảy gà khai vuông tám bảy thường là những con gà đá dở. Bởi vậy, không có sư kê nào muốn sở hữu một chú gà như vậy.

Hiện nay, hầu hết gà chọi được lai tạo từ nhiều giống khác nhau để sở hữu ưu điểm với lối đòn đa dạng. Nhưng dù có tướng tốt cao ráo hùng dũng nhưng nếu chú gà đó có vảy khai vuông tám bảy cũng khó mà giành được chiến thắng.

Xem thêm: vảy gà quý

2. Dáng vảy dặm ngoại – Vảy gà chọi xấu

Top 14 vảy gà xấu cần tránh xa khi chọn gà đá

Đây được nhận định là vảy gà xấu nằm cách vị trí dặm ngoại 3 vảy đồng thời chân có tiền nát. Chú gà nào có dáng vảy dặm ngoại thường đá rất kém, không sở hữu món đòn đặc trưng nổi bật nào. Bởi vậy, dù có được huyến luyện chuyên nghiệp cũng rất mất thời gian.

3.Dáng vảy nát hậu – Vảy khai hậu

Gà đá có vảy nát hậu và khai hậu mà có thế cựa sừng trâu thì thường là gà đá kém. Các sư kê giàu kinh nghiệm thường khuyên rằng không nên nuôi và luyện tập chúng làm chiến kê.

Gà có dáng vảy này không có khả năng chiến đến lại không may mắn. Thậm chí lực sát thương của cựa sừng trâu không tấn công tới đối thủ nên tham gia thi đấu gặp rất nhiều bất lợi.

4. Dáng vảy hậu thiếu – Vảy gà xấu không nên chơi

Nếu như gà chiến có vảy hậu kéo dài đến cựa thì thường là gà đá hay có sức chiến đấu cao, lực tấn công mạnh mẽ. Thì gà có vảy hậu thiếu lại là vảy gà xấu. Đây thường là những chú gà đã qua quá trình lai tạo rất nhiều lần và xuống bổ. So với những chiến kê thông thường sẽ yếu hơn và không có cửa để dành chiến thắng.

5. Dáng vảy độ tiền thiếu

Cũng giống như những loại vảy trên, vảy độ tiền thiếu thường có ở những con gà đá dở. Nếu như chú gà đó còn có thêm ngón chân to và ngắn thì anh em cần tránh xa ngay lập tức nhé!

Đây là những con gà có khả năng giữ thăng bằng rất kém. Đồng thời đòn đá gà không hay, cũng không có khả năng rất công đối thủ. Bởi đứng vững còn khó nói gì đến tấn công.

6. Dáng vảy cán dưới – Xem vảy gà đá xấu

Đại đa số mọi người nhận định gà chọi có vảy cán dưới thì thường là gà đá không hay. Chúng không có tài năng đặc biệt và đòn đá hay nên rất khó để đào tạo, tập luyện trở thành chiến kê chuyên nghiệp.

Loại vảy này nằm giữa phần cựa và chậu của gà khác với vảy gà cán trên nằm ở khoảng giữa gối và cựa.

Xem thêm: vảy huyền trâm

7. Dáng vảy gà ém

Dáng vảy gà ém rất dễ nhẫm lẫn với vảy gà quý – vảy huyền châm. Để phân biệt, bạn cần quan sát thật kỹ. Theo đó vảy gà ém sẽ có kích thước nhỏ hơn vảy huyền châm và nằm ở vị trí dước hoặc trên cựa.

Đặc điểm chính của những chú gà chọi có dáng vảy này là: tướng xấu, khả năng chiến thắng rất thấp. Bởi vậy nên nó cũng nằm trong danh sách đen của các sư kê chuyên nghiệp.

8. Dáng vảy khai tiền

Dàng vảy khai tiền xuất hiện ở hàng trên chân gà bị nứt ra. Dù có nằm ở phần trên hay phần dưới thì đều là vảy gà xấu cần tránh xa. Khi có vảy gà này, gà chọi thường có sức bền rất ké. Bởi vậy, dù có khả năng đá được thì cũng nhanh xuống sức dẫn đến thua cuộc nhanh chóng.

9. Dáng vảy tứ hoành khai

Vảy tứ hoành khai gồm nhiều vảy nhỏ hoặc từng chùm vảy tạo thành nhưng không sát nhau. Nó nằm ở sát vị trí gối gà rất dễ nhận biết.

Sở dĩ được xếp vào hàng vảy xấu bởi chú gà nào có loại vảy này thì thường sức chiến đấu rất yếu, sức bền kém xa so với gà chọi thông thường chứ đừng nói đến thần kê, linh kê.

10. Dáng vảy rọc chậu và dậm chậu

Tiếp theo trong danh sách vảy gà xấu không thể bỏ qua vảy rọc chậu và dậm chậu. Với vảy rọc chậu nằm ở vị trí sát ngón chân nhưng bị cắt đứt. Còn vảy dậm chậu thì gồm 1 vảy nhỏ ngay sát ngón trước.

Gà có 2 loại vảy gà xấu trên thường khả năng chiến thắng thấp, rất dễ thua.

11. Dáng vảy vấn án hoành khai (hoành không)

Nếu không có kinh nghiệm xem vảy gà thì rất dễ nhầm vảy vấn án hoành khai này với vảy vấn án. Điểm khác nhau ở chỗ vảy xấu này quấn quanh hàng thành vòng qua hàng quách. Càng đến gần hàng quách thì vảy càng nhỏ dần nhưng lại không có dáng vẻ giống xiên đao.

12. Vảy song cúc

Vảy song cúc rất dễ nhận nhầm với vảy huyền châm và vảy tam tài. Để nhận biết anh em cần xem kĩ vảy nằm dưới cựa có thêm 2 vảy dặm nhỏ hay không. Đồng thời, vảy xấu song cúc thường chạy theo hướng thẳng đứng.

Bởi mỗi bên chân gà sẽ có một vảy nên được gọi là song cúc. Con nếu chỉ có vảy ở 1 bên chân thì gọi Cúc Bồn. Thua rất nhiều là đặc trưng mà người ta nhớ đến khi nhắc đến gà có vảy song cúc.

13. Dáng vảy kém hậu

Vảy kém hậu nằm ở vị trí từ gối trở xuống và chia thành 2 hàng tách biệt nhau. Anh em khi lựa chọn chiến kê thì không nên chọn gà có vảy xấu này nhé. Loại này chỉ phù hợp làm gà thương phẩm thôi.

14. Dáng vảy lộc điền ngoại

Vảy xấu lộc điền ngoại khá giống với vảy lộc điền nội. Sự khác biệt nằm ở chỗ, vảy lộc điền ngoại đường mũi hướng ra ngoài. Gà sở hữu dáng vảy này thường rất khó luyện thành gà đá hay bởi đơn giản chúng thường không có tài, ít thắng.

Có nên nuôi gà có vảy xấu hay không?

Mặc dù, xem vảy gà chỉ là nhận định cảm quan ban đầu. Tuy nhiên việc này cũng dựa trên kinh nghiệm lâu năm của nhiều sư kê nên anh em cũng có thể tham khảo. Cùng với cách xem vảy thì anh em còn có thể nhận định gà đá cựa sắt hay thông qua quá trình luyện tập để quyết định có nên nuôi tiếp hay không?

Hi vọng với những chia sẻ trên của Sv388, anh em đã có thêm thông tin hữu ích!