Gà serama chinh phục anh em đam mê gà bởi vẻ ngoài độc đáo, khác lạ. Vậy loại gà này có những điểm đặc biệt gì mà lại hot ở những thành phố lớn Việt Nam như vậy? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây cùng Sv388 nhé!
1. Nguồn gốc của gà serama
Gà serama là kết quả lại tạo chọn lọc giữa gà bantam Malaysia và bantam Nhật Bản. Giống gà tre siêu nhỏ này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1600. Tuy nhiên cũng có ý kiến khác cho rằng gà kiểng serama xuất hiện lần đầu vào năm 1970 do nghệ nhân Wee Yean Een lai tạo. Và cũng chính ông là người đặt tên cho giống gà siêu độc đáo này (theo tên của các vị vua Thái Lan – vua Rama).
Người lai tạo nên giống gà này đã rất khéo léo sử dụng giống từ các loại bantam nhằm mục đích tạo nên giống gà có ngoại hình nhỏ nhắn, khiêm tốn. Đây cũng chính là điểm khác biệt khiến gà serama nhận được sự quan tâm của những người đam mê gà. Giống gà này nhỏ nhung có võ với dáng đứng hiên ngang. Cơ thể vững chãi đầu ưỡn ngực về sau gần đụng đuôi. Cùng với đôi cánh ôm sát thân mình hoặc được đẩy về phía trước.
Xem thêm: gà asil
Ngoài ra, gà serama còn có chiếc màu đơn vừa vặn với khuôn mặt nhỏ nhắn, xinh xắn cảu mình. Trong đó gà serama màu trắng (nhạn) được yêu thích nhất là cũng là màu tiêu chuẩn của giống gà này.
Ở mỗi khu vực địa lý khác nhau gà serama cũng có quy chuẩn về ngoại hình khác biệt. Tuy nhiên tiêu chí chung để đánh giá một chú gà serama đẹp là ở chi tiết: ngực ưỡn, mồng mặt nhỏ gọn, lưng ngắn và dáng đứng oai vệ,…Ngoài ra, tính cách của gà thân thiện, hiền lành, không quá lạ người cũng là điểm cộng lớn là tăng giá trị của gà. Với lợi thế ngoại hình độc lạ như vậy nên giống gà này chủ yếu được nuôi làm cảnh chứ ít khi tham gia các trận đấu đá gà chuyên nghiệp như đá gà thomo,…
2. Gà serama có những loại nào?
Hiện nay, gà serama được chia thành 3 loại chính tương ứng với 3 class như:
- Gà serama class A: Trống dưới 350gr và mái dưới 325gr.
- Gà serama class B: Trống dưới 500gr và mái dưới 425gr.
- Gà serama class C: Trống dưới 600gr và mái dưới 500gr.
Việc phân loại gà như này chủ yếu nhằm mục đích phân loại cân nặng trong thi đấu đá gà. Bởi vậy, nếu là người chơi gà đam mê vẻ đẹp ngoại hình của gà serama thì anh em chỉ cần lưu ý đến dáng gà.
3. Các dáng gà serama thường gặp
Dáng gà serama rất đa dạng cũng là điểm thú vị đặc biệt cho dân sưu tầm gà đẹp. Theo ghi nhận riêng tại Malaysia loại gà kiểng này đã có đến 9 dáng gà. Tuy nhiên có 4 dáng gà phổ biến và được yêu thích nhất đó là:
- Gà serama có dáng táo (Apple): Loại gà này sở hữu ức gà dạng táo, có hình dạng hơi tròn.
- Gà serama dáng thon (Slim): Chú gà này tương đối cao với dáng mảnh dẻ và phần ức thon gọn.
- Gà serama có dáng tròn (Ball): Ngược lại với gà serama dáng thon, gà này vô cùng ngộ nghĩnh với thân hình tròn trịa. Nó sở hữu đôi chân ngắn đáng yêu và cánh nghiêng một góc khoảng 45 độ cực kì ấn tượng.
- Gà serama dáng rồng (Dragon): Đây là dáng gà đặc biệt được ưu chuộng nhất. Thậm chí nó còn trở thành tiêu chuẩn trong các cuộc thi sắc đẹp cả giống gà serama. Đặc trưng của dáng gà này là phần đầu gà thường lui về phía sau, ức gà vươn vượt mặt, chân gà khá cao cùng cánh đẩy về trước.
4. Chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà kiểng serama
Sở hữu vẻ ngoài khác biệt từ hình dáng đến kích thước nên kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà serama cũng không giống gà thông thường khác. Theo đó:
Chuồng gà nuôi nhốt serama cần được che kín xung quanh qua đầu gà. Tuy nhiên cần chừa mặt trước và một số lỗ để thông hơi xung quanh giúp việc tập cho gà ưỡn thuận lợi hơn. Cùng với đó máng ăn và máng uống cũng cần treo cao hơn mặt đất để gà không phải cúi xuống quá nhiều ảnh hưởng đến dáng gà.
Xem thêm: gà jap
Kích thước chuồng nuôi cần đảm bảo không gian để gà đi ăn uống và đạp mái được thuận tiện. Tuy nhiên cũng không cần quá rộng, bởi kích thước của giống gà serama này khá bé. Chính vì nguyên nhân này nên ở những thành phố lớn diện tích làm chuồng hạn chế cũng có thể dễ dàng đặt chuồng nuôi gà serama.
Trong giai đoạn gà khoảng 1 – 2 tháng tuổi hoặc non hơn, anh em nên cho gà ăn cám ngô và cám gà con. Tuy nhiên lên lưu ý, chỉ cho gà ăn say khoảng 48 – 72 giờ bởi đây là khoảng thời gian để gà tiêu hóa hết noãn còn trong bụng. Việc cho gà ăn quá sớm có thể khiến gà bị bệnh về đường tiêu hóa.
Khi gà serama đã lớn hơn thì có thể bổ sung đa dạng các loại thức ăn trong khẩu phần như: tinh bột, cám gà, rau xanh và các thức ăn có đạm như: sâu canxi, dế, thịt hay vitamin.
Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết là tiền đề quan trọng để tạo nên những chú gà serama đẹp, cứng cáp. Đặc biệt là phòng tránh trường hợp gà serama bị vẹo lườn, vẹo cổ do thiếu chất.
Nhằm mang tới sự đa dạng về màu sắc cho gà serama, tại Việt Nam đã sử dụng công nghệ lai tạo mới giữa các màu truyền thống như: trắng ( nhạn ), ô ( đen), vàng tàu, điều…Hoặc nhập những chú gà có màu sắc mới từ nước ngoài về.
Trên đây là một số thông tin về gà serama. Hi vọng anh em đã phần nào lý giải được nguyên nhân khiến gà serama có mức giá bán cao đến như vậy.