Chuồng gà là một yếu tố quan trọng trong việc nuôi gà. Nếu một chuồng gà tốt sẽ giúp sức khỏe của gà được tốt hơn, ít bị bệnh. Anh em nuôi gà chưa biết lựa chọn loại chuồng gà nào cho phù hợp, muốn xây dựng một chuồng gà đơn giản. Thì sau đây chúng tôi sẽ gợi ý những mẫu chuồng gà đơn giản có thể tự làm tại nhà.
>> Mách bạn cách chăm sóc gà chọi tơ trở thành chiến kê
Làm Chuồng Gà Thế Nào Mới Đúng Cách?

Chuồng gà là mái nhà của gà, nó giúp gà tránh những tác động bên ngoài như rắn, chó mèo,.. Bên cạnh đó, gà là một loài nhạy cảm với thời tiết và môi trường sống, đặc biệt là những con gà tơ. Vì thế chuồng gà cần phải được xây dựng đúng cách và tránh được ẩm mốc, tránh tác động của thời tiết một cách tốt nhất.
1 – Kích thước chuồng gà
Để có một chất lượng nuôi gà tốt thì kích thước chuồng là một yếu tố rất quan trọng. Anh em cần quan tâm kỹ đến yếu tố này trước khi muốn xây dựng chuồng gà. Trước khi xây bạn nên xác định số lượng gà muốn nuôi và dựa theo đó để thiết kế kích thước chuồng gà thích hợp.
Nếu làm chuồng gà quá rộng thì cũng không tốt. Nhưng nếu quá chật thì sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn, ví dụ như là các con gà có thể sẽ đánh nhau, gây thương tích và thậm chí có những trường hợp là bị chết. Quá nhiều gà trong một không gian sẽ gây ra ẩm mốc, từ đó có thể sinh vi khuẩn.
Những chuyên gia đã khuyên rằng chỉ nên nuôi từ 5-6 con gà trong một mét vuông. Nếu có không gian thoáng mát, thoải mái hơn một chút thì có thể tăng lên là 8 con một mét vuông.

2 – Hệ thống thông gió và thoát nước
Gà là loài vật nhạy cảm với gió và nước. Vì thế người chăn nuôi cần chú ý xem chuồng gà xây dựng đã hoàn toàn tránh được gió chưa, có bị ẩm ướt hay nước dễ vào hay không ?
Hãy thiết kế một một ít khoảng hở để tránh bí bách gây ẩm mốc, nhưng không được quá nhiều vì gió có thể lùa vào gây bệnh cho gà.
3 – Yêu cầu chung của chuồng gà
Để có thể chăn nuôi gà một cách tốt nhất thì anh em cần biết một số điều cơ bản sau. Như ở trên đã đề cập thì đầu tiên kích thước chuồng phải vừa đủ và phù hợp. Các vách ngăn và cửa chuồng phải đảm bảo chắc chắn để tránh những con vật ăn thịt đột nhập vào và tránh ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.
Điều quan trọng không kém đó là về vấn đề vệ sinh. Anh em cần thiết kế không gian chuồng gà sao cho dễ vệ sinh nhất. Chuẩn bị những dụng cụ vệ sinh cần thiết. Hệ thống thông gió và thoát nước phải tốt.
Hướng Phong Thủy Tốt Cho Chuồng Gà
Một yếu tố cũng được những người chăn nuôi ở Châu Á rất là quan tâm đó là hướng chuồng và phong thủy của chuồng.

1 – Hướng tốt để làm chuồng gà
Dân gian ta có câu “ Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa” vì gà một loài động vật rất nhạy cảm với gió. Gió ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của những con gà. Do đó anh em cần chú ý đến hướng chuồng gà khi xây.
Việt Nam là nước có khí hậu gió mùa nhiệt đới, gió mùa sẽ thổi theo hướng Đông. Vì thế anh em cần tránh hướng Đông khi xây chuồng. Tốt nhất khi xây chuồng bạn nên đón ở hướng Nam, đó là hướng tránh được gió và đón nắng tốt.
Nhưng hiện nay, mọi thứ trở nên hiện đại thì việc tránh gió dễ dàng hơn với hệ thống thông gió và chuồng trại được kín hơn. Tuy nhiên đối với những anh em nuôi với mục đích nhỏ và không đầu tư quá nhiều thì lắp những hệ thống đó hơi tốn kém, cho nên hãy chú ý hướng khi xây dựng.
2 – Xem phong thủy cho chuồng gà
Phong thủy là điều rất được quan tâm ở Việt Nam, một hướng phong thủy tốt có thể giúp gia chủ ăn nên làm ra và mọi việc đều thuận lợi. Anh em nên tránh những ngày tam tai, kim lâu. Và đặc biệt có một nguyên tắc khi xây chuồng gà đó là nên xây về phía phải của ngôi nhà vì bên trái là vị trí Thanh Long cần sạch sẽ.
>> Mẹo hay:
– Bí quyết cách ghép gà trống mái để tạo ra chiến kê siêu chuẩn
– Mách bạn cách làm cho gà chọi máu chiến – “Cực sung sức”
– Cách chăm sóc Gà Mỹ đá cựa sắt tròn chuẩn nhất
Các Loại Chuồng Gà Tự Làm Phổ Biến Nhất
1 – Chuồng gà bằng sắc
Đối với loại chuồng gà làm bằng sắc thì lưới B40 là lựa chọn phổ biến. Xây bằng B40 sẽ ít mất công sức nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hiệu quả. Có hai loại chuồng bằng lưới B40 đó là chuồng B40 dạng hộp và chuồng B40 dạng quây.

Ưu điểm của loại này là:
- Dễ thực hiện, ít tốn công sức
- Nguyên liệu dễ kiếm và có giá thành tương đối rẻ
- Chuồng gà loại này sẽ thoáng khí, ít bị ẩm mốc
- Dễ tháo gỡ và có thể dễ dàng thay đổi thiết kế
Nhược điểm của chuồng B40:
- Dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài như thời tiết, nhiệt độ. Vì thế sẽ gây ảnh hưởng tới gà nuôi. Nên khi sử dụng chuồng này thì hãy chú ý đến che đậy.
- Lựa chọn chiều cao phải phù hợp, tốt nhất nên từ 1m5 cho đến 1m6.
- Trong trường hợp nuôi gà chọi bằng chuồng này thì nên chú ý vì những chú là có thể dễ dàng qua rào và đánh nhau.
- Dễ bị trộm cắp vì không có khung chắc chắn.
2 – Chuồng gà bằng tre

Anh em cũng có thể làm chuồng gà bằng tre. Tre cũng là một vật liệu để làm chuồng rất tốt, chúng có khả năng giữ cho gà an toàn. Tuy nhiên chúng chỉ thích hợp cho những mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ.
Ưu điểm:
- Nguyên liệu dễ kiếm
- Dễ dàng xây dựng và thiết kế
Nhược điểm:
- Nguyên liệu thô sơ, dễ bị phá và trộm cắp
- Tre sẽ dễ gây là môi trường ẩm ướt, từ đó dẫn đến chuồng dễ sinh vi khuẩn, virus
Khi lựa chọn tre đều xây dựng chuồng gà thì nên lựa cây tre cứng cáp, to chắc khỏe, để dùng làm khung chuồng, còn xung quanh có thể dùng câu tre dẻo hơn để dễ uốn lượng.
3 – Chuồng gà bằng gỗ

Đối với những anh em chỉ làm chuồng gà với mô hình nhỏ thì có thể tham khảo chuồng gà bằng gỗ. Chú ý lựa chọn những thanh gỗ sao cho khớp với nhau. Tuy nhiên, ta không nên làm chuồng đôi hoặc chuồng tầng đối với gỗ. Gỗ là nguyên liệu có thể giữ cho chuồng khỏi bị tác động của môi trường rất tốt.
4 – Chuồng gà lạnh – Mô hình chuồng gà lớn
Đối với những mô hình nuôi gà lớn như nông trại hay sản xuất gà thì có thể xây dựng mô hình chuồng gà lạnh. Vì là mô hình lớn nên chi phí cho mô hình này là rất lớn.

Ưu điểm:
- Chuồng gà lạnh chắc chắn sẽ đảm bảo cho gà không bị tác động của môi trường một cách tuyệt đối. Giúp kiểm soát được dịch bệnh một cách chủ động. Giữ được cho chuồng được sạch sẽ mọi lúc.
- Chuồng gà loại này sẽ có hệ thống đèn sưởi, hệ thống thông gió, giàn mát. Vì thế sẽ giữ được nhiệt độ của chuồng luôn ở mức ổn định.
- Hệ thống máng ăn được lắp đặt hiện đại giúp đỡ công sức chăm sóc.
Nhược điểm:
- Chi phí xây dựng rất cao, như đã nói thì chúng chỉ phù hợp cho những mô hình doanh trại lớn.
- Phải xác định rõ mục tiêu chăn nuôi để tránh gây thua lỗ. Nên chuẩn bị kiến thức rõ và tìm hiểu chính xác trước khi muốn đầu tư xây dựng theo mô hình này.
Các Bước Làm Chuồng Gà Tại Nhà

Bước 1: Hoạch định kế hoạch làm chuồng gà
Để có thể tối ưu thì bạn nên lập kế hoạch trước khi xây dựng chuồng gà. Những điều bạn cần phải quan tâm tới đó là: số lượng gà cần nuôi tương ứng với kích thước chuồng như thế nào, vị trí xây chuồng, hướng của chuồng,…
Bước 2: Chuẩn bị vật liệu làm chuồng gà
Sau khi lập được kế hoạch xây chuồng gà thì chắc bạn cũng đã xác định được nguyên vật liệu là gì. Bây giờ bạn cần là chuẩn bị nguyên vật liệu một cách tốt nhất.
Nếu bạn làm với mô hình nhỏ thì có thể tận dụng những vật liệu như gỗ, ván ép, tre, nứa, gạch, bê tông,… Nhưng vật liệu thường được sử dụng nhất đó là gỗ, tre nứa vì chúng dễ tìm kiếm và dễ làm nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho gà.
Nếu với mô hình lớn thì chắc sẽ cần đến như bê tông, gạch, xi măng,…để xây thành những khu vực riêng biệt hơn và chia không gian ra.
Bước 3: Tiến hành xây chuồng gà
Cuối cùng là hãy tiến hành xây chuồng gà thôi nào. Hãy xây dựng nó như kế hoạch bạn đã định. Anh em hãy chú ý lắp ráp sao cho chắc chắn và không bị hở gió. Cũng hãy chú ý đến hướng chuồng như đã đề cập ở trên, tránh những nơi ẩm ướt. Chuẩn bị thêm cho những ngôi nhà của gà các dụng cụ vệ sinh.
Thomobet đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để xây dựng một chuồng gà và những chuồng gà tiêu biểu được sử dụng nhiều. Chúc anh em thành công trong việc chăn nuôi gà.