Bị Kén Ở Gà – Cách Chữa Trị Bị Kén Ở Gà Hiệu Quả

Trong quá trình nuôi gà thì chắc hẳn nhiều anh em gặp phải tình trạng là gà bị kén. Vậy bị kén ở gà là gì ? Có những loại bị kén gì ? Cách chữa trị cho loại bệnh này là gì? Tròn bài viết dưới đây Thomobet sẽ giúp anh em tìm hiểu khái niệm, phân loại và cách chữa trị bị kén. 

>> Tham khảo:
– Những loại bệnh có thể làm cho gà bị mù mắt
– Tụ Huyết Trùng Gà – Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Bị Kén Ở Gà Là Gì?

Bị kén ở gà là tính trạng gà xuất hiện một cục lớn nằm dưới lớp da hoặc cơ. Đối với loại bệnh này thì không có nguyên nhân là có thể gà bị thiếu vitamin, gà bị vết trầy xước, dính phải dằm đâm vào da lâu ngày…Chúng không gây bầm tím hay xây xát gì cho gà. Tuy nhiên chúng gây bất tiện trong sinh hoạt của gà. 

Bị kén gà có thể phát ở nhiều bộ phận như bầu diều, chậu, cổ, mỏ, mắt,…Loại kén hay xuất hiện nhất đó là kén bầu diều và kén chậu. Loại khó chữa trị nhất là ở cổ và lườn. 

Cách Trị Gà Bị Kén Cơ Bản

Có hai cách trị bị kén cơ bản mà anh em cần biết. 

1 – Dùng thuốc trị kén gà

thuốc trị bị kén

Dùng thuốc đối với những con bị kén và chúng có hiệu quả rất nhanh. Thuốc có tác dụng chống sưng, viêm kén và trị khỏi chỉ trong 2 ngày sử dụng. Đối với bị nhẹ thì anh em sử dụng thuốc thì lấy một lượng bằng viên con nhộng và hòa tan vào 3-5cc nước. Cho gà uống đều trong 3 ngày. Tương ứng với cả đàn thì anh em lấy một lượng như muỗng cà phê và pha vào nửa lít nước. 

 Trường hợp bị nặng thì thời gian dùng sẽ lâu hơn là từ 4-7 ngày thuốc.

2 – Phương pháp mổ kén

Khi gà bị kén thì anh em có thể dùng phương pháp mổ. Thời gian có thể mổ là phải đợi kén gà gom và cứng lại. Cụ thể là khi bạn bóp cục kén thì nó chạy qua chạy lại là có thể mổ. 

Quá trình mổ kén gà khá mất thời gian và vì vậy cần thực hiện ở một địa điểm có đầy đủ ánh sáng.  Đặt biệt lưu ý là hãy chuẩn bị bộ sơ cứu gồm một số loại thuốc như thuốc mỡ kháng sinh, Vetericyn VF, Betadine, Nutri-Drench, Duramycin, muối epsom, nhíp, kéo, dao mổ, gạch, bông y tế…Mọi dụng cụ đều được khử khuẩn an toàn thì anh em mới tiến hành mổ.

Anh em chỉ cần rạch phần thịt và lấy kén ra. Nó rất đơn giản nhưng anh em phải chú ý vệ sinh an toàn và đặt biệt chăm sóc gà sau mổ. 

Tùy triệu chứng mà bạn có thể dùng thuốc hoặc mổ hoặc cả hai phương pháp kết hợp. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần uống thuốc khoảng 2-3 ngày là phần kén gà tự tiêu mà không cần phải mổ. Tuy nhiên, lời khuyên là anh em vẫn nên sử dụng phương pháp mổ kén thay vì uống thuốc.  Vì nó sẽ triệt để hơn và đỡ ảnh hướng đến sức khoẻ của gà về sau.

Các Loại Bị Kén Ở Gà Và Cách Chữa Trị 

Sau đây là những loại bị kén ở nhiều bộ phận cơ thể khác nhau và những cách chữa trị cho từng loại. 

1 – Bị kén bầu diều

bị kén bầu diều

Bị kén bầu diều là loại thường gặp nhất trong các loại. Đối với loại này thì có thể áp dụng những phương pháp trị dân gian đơn giản như:

  • Đầu tiên thì anh em phải lưu ý không cho gà ăn hoặc uống quá nhiều. Tốt nhất chỉ nên cho ăn một ít lúa và một ít nước. Điều này tránh làm cho kén bầu diều lan rộng.
  • Anh em hãy mua thuốc lá để giúp kén được gom lại. Anh em có thể tìm mua ở các hiệu thuốc thú y. và đọc kỹ hướng dẫn hoặc hỏi người bán để biết rõ nhất.
  • Sau khi kén đã được gom lại thì anh em tiến hành mổ lấy kén ra. Anh em nhớ vệ sinh dụng cụ mổ bằng thuốc sát khuẩn như cồn,…Anh em mổ rồi nặn kén ra. Sau đó xúc và rửa sạch rồi bôi thuốc sát khuẩn bào. Tiến hành khâu vết mổ lại và nhớ chừa lại 1cm để nước vàng được chảy ra. 

Anh em nhớ lưu ý: Nên tiến hành mổ kén vào lúc chiều tối để gà có thể nghỉ vào buổi tối và không cho gà ăn suốt 3 giờ sau mổ. Sau một ngày thì có thể cho gà ăn những đồ ăn dễ tiêu như cháo và chích thuốc bổ cho gà. 

2 – Bị kén chậu

bị kén chậu

Bị kén ở chậu là sưng ở bàn chân.Nó sẽ sưng từ cổ chân cho tới ngón chân của gà. Nó khiến gà khó di chuyển, đi khập khiễng. Nếu anh em không chữa trị kịp thời thì có thể gây cho gà nguy hiểm. Có hai loại kén chậu là kén chậu không có miệng và có miệng.

Đối với loại kén chậu có miệng thì ta tiến hành chữa trị như sau. Anh em hãy chuẩn bị một ít vôi, loại vôi mà những cụ gà dùng để ăn với trầu. Sau đó chuẩn bị thêm ít mật ong. Anh em tiến hành trộn hai thứ lại theo tỉ lệ 1:1 và xức lên chỗ bị kén. Anh em hãy làm một ngày 2 lần.  Anh em lưu ý là sau khi dùng hỗn hợp đó thì phần kén sẽ sưng to hơn một chút. Nhưng đừng lo lắng, nó có hiện tượng như vậy vì máu bầm đang được tan ra nên nó sưng to hơn. Được khoảng một tuần thì phần ké chắc sẽ không còn sưng nữa, lúc này anh em dừng bôi lại, Sau một thời gian thì vùng kén cũng sẽ được xẹp hẳn và hết bệnh

Đối với ké chậu có miệng thì anh em hãy chuẩn bị một chai có dung tích 500ml, một ít rượu chất lượng và muối ăn sạch. Anh em cắt lấy phần đáy chai và đổi rượu vào và pha muối ăn vào theo hỗn hợp 1:1. Anh em tiến hành ngâm chân gà vào nửa tiếng. Mục đích là để làm sạch vùng bị kén. Mỗi ngày làm một lần trong khoảng 10 ngày thì chắc hẳn phần kén sẽ giảm. 

Anh em có thể dùng phương pháp mổ kén gà như những hướng dẫn ở trên. 

3 – Bị kén đầu

Bị kén đầu thì phương pháp tốt nhất là anh em hãy tiến hành mổ kén cho gà. Anh em đợi cho phần kén cứng khô là có thể mổ được. Tuy nhiên trong trường hợp bị kén đầu nhẹ thì anh có thể cho gà uống 2-3 viên ampi 500 mg trong 2-3 ngày cho kén gom lại thành cục. Nếu kén có miệng thì có thể dùng nhíp kéo ra, còn không thì rạch nhẹ để nặn kén.

4 – Bị ké trong m

bị kén mỏ

bạn có thể dùng thuốc chữa kén và cũng có thể mổ. Đối với loại này thì khá đơn giản. Sau khi trị kén ở mỏ nên cho gà uống thuốc kháng sinh và B1 để tăng sức đề kháng cho chúng. Gà sẽ bị đau sau khi trị kén ở mỏ nên bạn cần cho chúng ăn thức ăn mềm, tránh việc chúng không ăn.

5 – Bị kén lườn

Bị kén lườn là loại khó chữa nhất. Theo kinh nghiệm nhiều năm của những sư kê thì anh em nên chuẩn bị một vài ống xi lanh. Anh em dựng gà lên và chích ở điểm cuối của kén và tiến hành rút hết nước trong kén ra. Sau đó, chích lấy hai lỗ nhỏ ở đầu và cuối kén, bơm giăng ta vào chỗ thông qua hai lỗ. Thêm vào đó thì anh em hãy cho gà uống kháng sinh. 

Cũng có trường hợp gà không phải bị kén lườn và là bị kén xương vì hai triệu chứng tương tự nhau. Khi bị kén xương thì anh em không được mổ. Anh em phải cho gà dùng thuốc ampi lên đầu lườn và chỉ làm một lần. Sau đó để gà nghỉ ngơi và chú ý cho gà uống vitamin. 

6 – Bị kén ở cổ

Bị kén ở cổ cũng khó chữa nhất trong các loại. Anh em có thể tiến hành mổ hoặc có thể dùng thuốc trị. Đối với môt thì kén ở cổ thì anh em nên tách riêng con bị một chỗ tách biệt để tránh va chạm với những chú gà khác. Thức ăn không

Chú ý khi bị kén thì anh em không được cho gà ăn đồ ăn tanh. Tốt nhất là cho gà ăn lúa thóc, rau để trong bội thì sẽ nhanh phục hồi.

Sau những cách chữa trị trên thì anh em có thể tiến hành với gà bị kén của mình. Hy vọng gà của anh em sẽ luôn có một sức khỏe tốt.